Với các cách viết Kanji này, bạn sẽ thấy học Hán tự không quá phức tạp như bạn đã nghĩ.
Nét trên tới nét dưới, nét trái tới nét phải
- Theo quy tắc, nét nằm ngang sẽ được viết từ trái sang phải còn những nét dọc sẽ được viết từ trên xuống dưới. Ví dụ :
★ chữ NHẤT [一] là một đường nằm ngang, sẽ được viết từ trái qua phải.
★ chữ NHỊ [二] có 2 nét ngang cũng được viết ngang từ trái sang phải nhưng nét trên viết trước, nét dưới viết sau.
★ chữ TAM [三] có 3 nét, các nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên rồi nét dưới. - Lưu ý: quy tắc này cũng áp dụng các chữ kanji có thành phần tạp.
Ví dụ :
Chữ GIÁO [校] có thể được chia thành 2 phần : Phần bên trái [木] và phần bên phải [交]. Theo quy tắc chúng ta sẽ viết phần bên trái [木] trước và phần bên phải [交] sau.
Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau
- Với hán tự có nét ngang giao nét dọc, ta viết nét ngang trước rồi tới nét dọc.
Ví dụ :
★ chữ thập (十) có 2 nét : ngang và dọc. Nét ngang [一] sẽ được viết đầu tiên, tiếp tục là nét sổ dọc để ra được chữ [十]
Các nét sổ thẳng và nét xuyên ngang được viết sau cùng
- Các chữ kanji có một nét kéo từ trên xuống dưới đi qua các nét khác được gọi là nét sổ thẳng. Trong cách viết kanji, thì nét sổ thẳng sẽ được viết sau cùng.
Ví dụ :
★ chữ SỰ [聿] có một nét sổ thẳng (kéo dài từ trên xuống xuyên qua các nét khác) được viết cuối cùng.
Những chữ hán có nét xuyên qua các nét khác như chữ [毋] và chữ [舟] thì được gọi là nét xuyên ngang và nét xuyên ngang sẽ được viết sau cùng.
Nét xiên trái (nét phẩy) viết trước các nét xiên phải (nét mác)
- Tương tự quy tắc một chúng ta đã được biết thì phải viết từ trái rồi mới đến phải, thì đối với các nét xiên cũng vậy, phải viết xuyên trái trước rồi mới tới xuyên phải như trong chữ [文]
Lưu ý : quy tắc trên chỉ áp dụng cho các nét xiên đối xứng, còn đối với các nét xiên không đối xứng như trong chữ [戈], thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái tùy theo theo quy tắc khác.
Viết phần giữa trước đối với các chữ kanji đối xứng
- Đối với các chữ hán đối xứng theo chiều dọc thì chúng ta ưu tiên viết nét giữa trước rồi sau đó đến các nét đối xứng cũng theo quy tắc bên trái viết trước, bên phải viết sau như trong chữ [兜], chữ [承] và chữ [水]
Phần bao quanh bên ngoài viết trước, phần bên trong viết sau
- Với các chữ Hán có khung bao quanh khép kín hoặc không khép kín thì chúng ta sẽ theo quy tắc ngoài vào trong hay nói cách khác là viết nét ngoài trước rồi mới viết phần bên trong ví dụ trong chữ [日], chữ [口], chữ [同] và chữ [月]
Đối với phần bao quanh, viết nét sổ dọc bên trái trước
- Trong phần bao quanh, những nét sổ dọc bên trái được viết trước rồi mới đến các nét bao quanh bên ngoài.
- Ví dụ : Trong chữ [日] và chữ [口], ta viết nét dọc nằm bên trái (|) trước tiên, tiếp đến là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐)
Đối với phần bao quanh, nét dưới đáy được viết sau cùng
- Đối với những thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ kanji thường được viết sau cùng ví dụ như trong các chữ sau : [道], [建] và [凶]
Các nét chấm nhỏ sẽ được viết sau cùng
Những nét chấm nhỏ thường được viết sau cùng ví dụ như trong các hán tự sau đây: [玉], [求] và [朮]
Đó là 9 quy tắc cơ bản cách viết Kanji trong tiếng Nhật. Qua đây, hy vọng các bạn cũng đã khám phá ra cách học kanji dễ dàng và hiệu quả hơn. Mong rằng kiến thức về Kanji của bạn sẽ ngày càng được mở rộng và nâng cao thêm nhé!
Xem thêm: Luyện chữ Hán N5 – JLPT N5の漢字問題