Categories
Tiếng Nhật Từ vựng hay ho

Phân biệt ドア và 門

Ai đã từng đọc truyện Doraemon hay người Việt mình hay gọi là Doremon, thì chắc đều biết đến Cánh cửa thần kỳ – thứ cho phép Doraemon, Nobita cùng nhóm bạn đi đến bất cứ nơi nào phải không. Vậy “cánh cửa” này trong tiếng Nhật dùng từ nào nhỉ. Mình cùng xem bài sau nhé.

Cách phân biệt Doa và Mon. Cách đọc của từng từ:

ドア:Doa nghĩa là Cửa

門(もん): Mon nghĩa là Cổng

Chắc hẳn đã từng có bạn nhầm lẫn cách sử dụng của Doa và Mon đúng không?

Thực ra 2 từ này rất đơn giản, chúng mình cùng đọc bài sau và ghi nhớ cách sử dụng nhé!

Doa.giangbe

ドア – Doa (phân biệt Doa và Mon)

ドア – Doa dùng để chỉ lối vào – 入口 để vào một tòa nhà (nhà, cửa hàng, building..) hay căn phòng. Ngoài Doa ra thì người ta còn dùng từ 戸- To hay 扉 – Tobira, nhưng cách gọi Doa là phổ biến hơn cả.

Ví dụ:

部屋のドア: cửa phòng (部屋・へや: phòng, căn phòng)

トイレのドア: cửa toa lét

コンビニのドア: cửa vào cửa hàng tiện lợi

どこでもドア: cánh cửa thần kỳ của Doraemon 😀

Như mọi người cũng biết, hiện tại ở các tòa nhà hay cả các cửa hàng… người ta thường trang bị cửa tự động đúng không, loại cửa ấy trong tiếng Nhật gọi là 自動ドア-cửa tự động. Ngoài ra, tàu điện hay xe buýt, dù không phải là tòa nhà nhưng vẫn sử dụng từ ドア nhé.

Nhất là những bạn ở Nhật mà hay đi tàu, chắc chắn là rất quen thuộc với câu

  • ドアが閉まります。ご注意ください – Doa ga shimarimasu. Go chuui kudasai: Cửa tàu sẽ đóng bây giờ, mọi người chú ý nhé
  • 左側のドアが開きます – Hidarigawa no doa ga hirakimasu: Cửa tàu bên phải sẽ được mở.

Tuy nhiên, tùy từng công ty đường sắt mà cách thông báo sẽ khác nhau, có công ty sẽ dùng từ Tobira nữa nhé.
Cách phân biệt Doa và Mon

2. 門 – Mon (phân biệt Doa và Mon)

門 – Mon (hay tiếng Anh thì được nói là ゲート/Geito) là từ dùng để chỉ lối ra vào của một khuôn viên rộng, là thứ được làm ở bên ngoài một tòa nhà, một công trình.

Ví dụ:

  • 校門(こうもん): cổng trường
  • 正門(せいもん): cổng chính
  • 裏門(うらもん): cổng sau
  • 凱旋門(がいせんもん): Khải Hoàn Môn

Lưu ý:

Chữ Hán 門 khi được ghép với các chữ khác thì sẽ mang nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

  • 部門(ぶもん): Bộ môn (化学部門: bộ môn Hóa học…)
  • 専門(せんもん) : Chuyên môn (専門家: chuyên gia…)

Qua bài viết này mong rằng mọi người đã hiểu sự khác nhau của 2 từ này nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *