Categories
Chữ Hán thú vị Tiếng Nhật Xứ Phù Tang

Niên hiệu mới của Nhật Bản: 令和-Reiwa

Niên hiệu Lệnh Hòa – niên hiệu mới đặc biệt của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên niên hiệu của Thiên hoàng được lấy từ văn học cổ điển Nhật Bản. Tên của các triều đại trước đều sử dụng chữ Hán lấy từ văn học cổ điển Trung Quốc.

Ngày 1/4, Nhật công bố niên hiệu Lệnh Hòa – Reiwa có hiệu lực từ ngày 1/5 tới, ngày khởi đầu của một triều đại mới sau khi Nhật Hoàng Akihito thoái vị, nhường ngôi cho thái tử Naruhito.
Niên hiệu mới này gồm 2 chữ ghép lại và chữ 令 là Hán tự lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong niên hiệu!

Chữ Hán 和 mang ý nghĩa là “hòa bình, hòa thuận, không có chiến tranh” , từ trước đến nay chữ này đã được sử dụng đến 19 lần nhưng 令 lại là Hán tự được sử dụng lần đầu tiên.

Vì là được sử dụng lần đầu tiên nên thu hút rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Vậy thì 令 có ý nghĩa là gì?
Ngoài ra, trong tuyển tập Manyoushuu (Vạn Diệp Tập)cũng có nhắc đến 令和 nữa, chúng ta cùng tìm hiểu về niên hiệu Lệnh Hòa thôi!

Trước tiên, niên hiệu mới 令和 có nghĩa là gì?

Dựa vào lời tựa bài thơ thứ 32 trong Vạn Diệp Tập mô tả vẻ đẹp của hoa mơ nở rộ sau giá rét khắc nghiệt, 令和 niên hiệu Lệnh Hòa chất chứa mong mỏi và niềm tin của những người đứng đầu Nhật Bản về một nước Nhật quốc thái dân an và tràn ngập hy vọng tươi sáng trong thời đại mới mà vẫn kế thừa truyền thống lâu đời của đất nước.

Vậy chữ 令 lần đầu tiên được sử dụng này có ý nghĩa là gì và nguồn gốc như thế nào?

Ý nghĩa chữ 令

Niên hiệu Lệnh Hòa - chữ Rei

令 có nghĩa là “tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ, đáng vui mừng, vui sướng”
Trong tiếng Nhật cổ thì còn có nghĩa là “nhờ trời, nhờ thần…(神様のおかげで)”

Các thông tin cơ bản của chữ 令:
Cách đọc: Rei
Âm kun: おさ-osa、なり-nari、のり-nori、はる-haru、よし-yoshi、れ-re
Số nét: 5 nét

Chữ “rei” có âm Hán Việt quen thuộc là “lệnh”, với ý nghĩa phổ biến xuất hiện trong các từ như “mệnh lệnh”, “khẩu lệnh”… Song chữ này còn có nghĩa khác là “tốt đẹp”, được thấy qua các từ như “lệnh danh” (tiếng tăm), “lệnh đức” (phẩm chất tốt)… Ngoài ra, chữ này còn được dùng để gọi người khác một cách tôn kính như “lệnh huynh”, “lệnh đệ”…

Nguồn gốc chữ 令

Chữ này là Hán tự được sinh ra theo hình tượng một người đang quỳ gối có đeo vương miện trên đầu.

Niên hiệu Lệnh Hòa - chữ Wa

Hai nét đầu của chữ 令 là kí tự có nghĩa là “thu lượm, thu thập” 3 nét sau mang nghĩa là 人-người.

Chữ này có ý nghĩa con người quỳ dưới vương miệng. Theo chính trị nó mang ý nghĩa điều khiển, chi phối, nên sẽ mang ý nghĩa tiêu cực, và điều này là một cách hiểu hạn hẹp. Để hiểu thêm về chữ này, các bạn hãy tìm đọc bài thơ trong Vạn diệp tập nhé.

Tại buổi họp báo, Thủ tướng Nhật đã có giải thích về ý nghĩa của Niên hiệu Lệnh Hòa như sau: “Mùa xuân đến, mỗi người dân Nhật Bản sẽ phát huy hết được cá tính của bản thân, như những đóa hoa mơ nở rộ, để đưa nước Nhật thịnh vượng hơn”.

Theo AFP, “Reiwa” (Lệnh Hòa) bao gồm 2 ký tự trong đó “Rei” có nghĩa là “trật tự” nhưng cũng có ý nghĩa “tốt lành”. Ký tự “Wa” được dịch ra là “hòa bình” hoặc “hòa hợp”. Niên hiệu này đáp ứng được tiêu chí dễ đọc và dễ viết, nhưng không quá phổ biến nhắm tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux