Categories
Arubaito Xứ Phù Tang

Bí kíp xin việc làm thêm tại Nhật (Phần 2)

Điểm quan trọng khi nói chuyện qua điện thoại đó là việc “truyền đạt và nắm được chính xác nội dung” và “tạo cảm giác thoải mái khi nói chuyện”. Vậy có điểm gì cần lưu ý để có thể “truyền đạt và nắm được chính xác nội dung” và “tạo cảm giác thoải mái khi nói chuyện”. Mình cùng xem trong bài viết sau nhé.

Bài dưới đây mình xin phép tiếp tục chia sẻ về bí kíp xin việc làm thêm tại Nhật nhé. Mình để link bài trước ở đây nhé.

1: Chào hỏi

Khi chào hỏi, hãy chú ý đến âm lượng giọng nói, tone và cả thái độ của bản thân khi chào. Cho dù là một người có năng lực tốt như thế nào đi nữa thì khi chào hỏi mà tone giọng lại cứ trầm trầm hay lý nhí thì sẽ khiến cho đối phương ngay lập tức cảm thấy 感じの悪い人 – người đem lại cảm giác không tốt 🙁

Chào hỏi là điều cơ bản trong công việc. Với những người có thể mở đầu cuộc nói chuyện bằng câu 「はじめまして。お忙しいところおそれいります。○○と申します/Xin chào, rất xin lỗi vì làm phiền trong lúc bạn đang bận. Tôi tên là…」thì chắc chắn sẽ đem lại ấn tượng tốt: là một người 社会常識がある – có kiến thức xã hội căn bản lại rất là しっかりしている – nghiêm túc, chín chắn đấy. Mình hãy cố gắng luyện tập chào hỏi thật nhiều trước khi gọi điện để có cách chào hỏi thật tốt và dù có lo lắng nhưng âm lượng giọng nói cũng không bị nhỏ đi hay giọng nói bị run rẩy nhé.
Bài trước : Bí kíp khi xin việc làm thêm tại Nhật (Phần 1)

2: Truyền đạt chính xác nội dung là một trong các bí kíp xin việc làm thêm tại Nhật

Việc truyền đạt chính xác thể hiện một người “có năng lực giao tiếp”, “có khả năng làm việc”. Nếu mình gọi điện đến mà không thể trình bày được nội dung, nói khó hiểu thì sẽ khiến cho đối phương hoang mang “không biết mình có nên tuyển dụng người này vào không nữa”.

Sau khi chào hỏi xong, giới thiệu tên tuổi rồi, tiếp theo mình cần truyền đạt rõ ràng mục đích mà mình gọi điện, chẳng hạn có thể nói như sau:
「今バイトを募集していますでしょうか/có phải bên anh/chị đang tuyển nhân viên làm thêm phải không ạ?」
「バイトに応募したいのですが、担当の方はいらっしゃいますでしょうか/Em muốn ứng tuyển nhân viên làm thêm, anh/chị cho em hỏi có vị phụ trách ở đó không ạ?」
「先日の面接の選考結果を教えていただきたく、お電話いたしました/Em đã nhận được kết quả tuyển chọn hôm trước nên hôm nay em gọi điện đến ạ」

3: Nói chậm, nói rõ ràng và lịch sự

Có ai từng bị thói quen là muốn nhanh nhanh chóng chóng kết thúc cuộc điện thoại nên cách nói cũng nhanh theo không. Đây thực sự là một thói quen nên tránh. Hãy cố gắng nhất có thể để nói chuyện 1 cách chậm rãi, rõ ràng mà lại lịch sự.
Khi nói (cố gắng) dùng kính ngữ, nếu không thành thạo kính ngữ thì hãy dùng thể lịch sử (chính là thể MASU, DESU) nhé. Chú ý không được dùng những từ như 「うん」「そうなんだ」「へぇー」「やばい」

4: Trường hợp không nghe rõ/không nghe kịp hay không hiểu lời đối phương nói thì hãy hỏi lại

Nếu lưỡng lự mà không hỏi lại thì chắc chắn sau sẽ xảy ra vấn đề gì đó mình không biết trước được. Đừng ngại ngần hay sợ rằng khi hỏi lại thì mình sẽ bị đối phương đánh giá năng lực tiếng Nhật kém hay gì, mà chính việc này có lẽ sẽ có tác dụng ngược lại đấy, tạo cảm giác là một ứng viên làm việc cẩn thận. Có thể dùng câu nói 「申し訳ありません。聞き取れなかったので、面接の日時をもう一度お願いできますでしょうか?/Em xin lỗi vì chưa nghe rõ nên anh/chị có thể nhắc lại ngày giờ phỏng vấn được không ạ」. Hoặc ngay cả khi nghe được rồi nhưng muốn xác nhận lại nội dung nghe được, thì cứ mạnh dạn nói nhé.

5: Chỉ tắt điện thoại sau khi đối phương đã gác máy trước cũng là bí kíp xin việc làm thêm tại Nhật

Việc ngắt điện thoại ngay sau khi cuộc nói chuyện kết thúc là NG. Nhất định phải chờ cho đối phương ngắt điện thoại trước rồi mình mới gác máy nhé! Và để kết thúc cuộc nói chuyện thì có rất nhiều cách nói khác nhau, tuy nhiên mình thường dùng câu 「お時間をいただきましてどうもありがとうございました。では失礼足します。/Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian nói chuyện với em ạ.」rồi chờ đối phương gác máy. Mất thêm vài giây thôi nhưng mang lại hiệu quả cực lớn nhé ^^

ここまでの読んでいただきありがとうございます。
この記事が皆さんに役立つことを願っています!^^


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *