Categories
Bài tập JLPT Tiếng Nhật

Luyện tập kính ngữ tiếng Nhật (Phần 1)

Chúng mình cùng ôn cách sử dụng kính ngữ qua bài tập dưới đây nhé. Cố gắng làm xong bài rồi hãy xem đáp án ở dưới nhé. 頑張りましょう!!

Cùng luyện tập kính ngữ tiếng Nhật qua bài tập sau nhé.

Chọn cách diễn đạt chính xác:

1、父親は先生に伝えたいことがあります。
A: 父がお目にかかりたいと、申しておりました。
B: 父がお会いになりたいと、おっしゃいました。

2、会場に集まったお客様に挨拶しています。
A: この度は、遠くからおいでくださいまして、有り難うございます。
B: この度は、遠くからおいでいただきまして、有り難うございます。

3、知り合いではない、年上の人にはなしかけます。
A: これは、あなた様のお荷物ですか。
B: これは、そちら様のお荷物ですか。

4、自分の旅行の写真を目上の人にみせる。
A: どうぞ、拝見になってください。
B: どうぞ、ご覧になってください。

5、自分の夫の会社の人にあったときに。
A: いつも、主人がお世話様です。
B: いつも、主人がお世話になっています。

6、レジの人がお客さんにいいます。
A: 3円お持ちですか。
B: 3円ございますか。

7、久しぶりに会った先生に。
A: 卒業式の日に先生がお話ししたことは、今でも覚えています。
B: 卒業式の日に先生が話されたことは、今でも覚えています。

8、田中さんをご存じですか。の答えとして良いのは。
A: はい、存じ上げております。
B: はい、ご存じでございます。

9、少し離れたところにいる年輩の人をさして。
A: あのお年を召した方はどなたですか。
B: あのお年寄りはどなたですか。

10、社長は出かけることになりました。
A: そろそろ参りましょうか。
B: そろそろお出かけになりませんか。
Bài tiếp theo: Luyện ngữ pháp N5 – JLPT N5の文法練習

Phần sau là đáp án nhé:

1、父親は先生に伝えたいことがあります。Bố có chuyện muốn nói với cô giáo.
Đáp án: A: 父がお目にかかりたいと申しております。
Nghĩa: Bố em nói rằng muốn gặp cô giáo.
Động từ: 会う
お目にかかる là khiêm nhường ngữ
お会いになる là tôn kính ngữ
Khi muốn nói với bề trên/người cấp cao hơn mình về việc của mình/gia đình mình thì nên sử dụng khiêm nhường ngữ.

2、会場に集まったお客様に挨拶しています。Chào hỏi quý khách hàng đang tập trung ở hội trường.
Đáp án: A: この度は、遠くからおいでくださいまして、有り難うございます。
Nghĩa: Quý khách từ xa đến đây, tôi xin chân thành cảm ơn.
Chúng ta thử chuyển sang cách nói lịch sự thông thường nhé.
Bình thường thì sẽ nói là
遠くからきてくれて有り難う thế nhưng nếu nói 遠くから 来てもらって有り難う thì nghe không được hay lắm. Cách nói Aさんが__してくれる được sử dụng khi ở trong trường hợp biết ơn vì hành động của đối phương, còn Aさんに__してもらう là cách nói mang sắc thái bắt bạn A làm việc mà bản thân mình mong muốn.

3、知り合いではない、年上の人にはなしかけます。Bắt chuyện với người lớn tuổi không phải người mình quen.
Đáp án: B: これは、そちら様のお荷物ですか。
Nghĩa: Đây có phải là đồ của vị kia không ạ?
Trong tiếng Nhật, với người lớn tuổi hơn mình, ta không dùng từ あなた mà nếu có gắn từ vào あなた thì cũng không hề tạo cảm giác tôn kính, lịch sự. Tuy nhiên trong các phim cổ trang thì có sử dụng あなた様のよろしいようになさいませcách nói này mang cảm giác một người phụ nữ muốn bắt chuyện một cách thân mật với một người đàn ông.

4、自分の旅行の写真を目上の人にみせる。Cho người lớn tuổi xem ảnh chụp đi du lịch của mình.
Đáp án: B: どうぞ、ご覧になってください。
Nghĩa: Xin mời chú/bác..xem ảnh ạ.
Động từ: 見る
拝見する là khiêm nhường ngữ
ご覧になる là tôn kính ngữ
Vì là đang gợi ý/nói chuyện với người bề trên nên cần sử dụng tôn kính ngữ.

5、自分の夫の会社の人にあったときに。Khi gặp người cùng công ty với chồng mình.
Đáp án: B: いつも、主人がお世話になっています。
Nghĩa: Cảm ơn vì đã luôn giúp đỡ chồng tôi (câu này khó dịch thoát ý quá :()
お世話様 được sử dụng khi bày tỏ sự biết ơn vì đã vất vả giống như câu ご苦労様. Còn khi muốn bày tỏ lòng biết ơn vì những gì người khác làm cho thì dùng お世話になっています
Tiếp tục luyện tập kính ngữ tiếng Nhật nào !!!

6、レジの人がお客さんにいいます。Thu ngân đang nói chuyện với khách hàng.
Đáp án: A: 3円お持ちですか。
Nghĩa: Quý khách có 3 yên không ạ?
ございます là khiêm nhường ngữ của あります. Còn khi muốn chuyển sang kính ngữ thì dùng お持ちですか、お持ちでしょうか.

7、久しぶりに会った先生に。Nói với thầy, cô giáo đã lâu mới gặp lại.
Đáp án: B: 卒業式の日に先生が話されたことは、今でも覚えています。
Nghĩa: Những lời sensei nói trong ngày tốt nghiệp, đến bây giờ em vẫn còn nhớ.
Như các bạn đã biết, 1 trong các cách biến động từ thành kính ngữ đó là chuyển động từ đó sang thể bị động, cho nên 話す thì kính ngữ sẽ là 話される. Còn khi muốn chuyển động từ thành khiêm nhường ngữ thì sẽ thêm お・ご vào trước, còn động từ thì ます cộng thêm する、cho nên おす ở đây là khiêm nhường ngữ. Trường hợp này thì mình cần dùng kính ngữ đúng không nào.

8、田中さんをご存じですか。の答えとして良いのは。Câu trả lời cho câu hỏi
田中さんをご存じですか。 là gì nhỉ.
Đáp án: A: はい、存じ上げております。
Nghĩa: Vâng, em có biết ạ.
ご存じ là kính ngữ nên không được dùng cho bản thân mình.

9、少し離れたところにいる年輩の人をさして。Chỉ một người lớn tuổi hơn đang ở phía xa.
Cả 2 đáp án đều đúng.
Nghĩa: Vị khách đã luống tuổi ở đằng kia là ai vậy ạ?
あのお年を召した方はどなたですか。
あのお年寄りはどなたですか。
Sử dụng cách hỏi nào cũng OK. Tuy nhiên, với những người trẻ thì có lẽ cách nói お年を召した không được quen thuộc cho lắm.

10、社長は出かけることになりました。Giám đốc chuẩn bị ra ngoài.
Đáp án: B: そろそろお出かけになりませんか。
Nghĩa: Giám đốc sắp ra ngoài phải không ạ?
参る là khiêm nhường ngữ, nếu dùng để nói về hành động của cấp trên là không được. Một cách khác để chuyển động từ thành kính ngữ đó là thêm お・ご ở trước, còn động từ ます thêm になる vào sau.

1問1点のであれば、何点を取られましたでしょうか?よろしければ教えていただきたいです。また質問があればコメント欄にご入力ください。(^_^)

2 replies on “Luyện tập kính ngữ tiếng Nhật (Phần 1)”

Có thể đăng thêm bài tập về kính ngữ không ạ?🥺. Quả thật là nó không dễ ạ. Cảm ơn Ad đã tạo ra ‘Luyện tập kính ngữ Tiếng Nhật (phần 1), nó vô cùng hữu ích, phần giải thích vô cùng chi tiết và tâm huyết.

Cảm ơn comment của bạn nha. Đọc xong mình vui quá 😍 Mình sắp sửa public rất nhiều bài tập cả kính ngữ, ngữ pháp…Bạn đón đọc nha.
Có bất kỳ vấn đề gì thì cứ comment cho mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *