Trong các sách tiếng Nhật level N5, N4 chẳng hạn như Minna no Nihongo tập 1, chắc hẳn mọi người đều đã học qua câu nói Douitashimashite dùng để đáp lại lời cảm ơn từ ai đó đúng không? Nhưng trên thực tế, ngoài cách dùng câu này thì còn câu nào nữa? Trước tiên mình cùng tìm hiểu về Douitashimashite nhé.
Chữ Hán của Douitashimashite là 如何いたしまして hoặc どう致しまして
Douitashimashite thường thường được trong văn bản thì được viết theo Hiragana nhưng nó vẫn tồn tại 2 cách viết theo Hán tự. Với người thân, đồng nghiệp, những người có mối quan hệ thân quen thì sẽ dùng どういたしまして hoặc どう致しまして còn hiện tại thì 如何いたしまして đang ngày càng ít được dùng.
Thời điểm sử dụng Douitashimashite
Đây là cách đáp lại mang ý nghĩa “không có gì đâu….”được sử dụng khi nhận được lời cảm ơn Arigatou từ ai đó.
Tùy từng trường hợp, cả khi nói お詫び /lời xin lỗi thì Douitashimashite cũng được sử dụng. Lúc này nó thể hiện ý lo lắng, quan tâm đến đối phương, không muốn họ phải bận tâm nhiều. Tóm lại nó biểu thị ý “hủy bỏ 1 cách lịch sự” cảm giác hối lỗi của đối phương.
Ví dụ, khi đối phương nói 今回ご迷惑をおかけしました để đáp lại thì có thể nói いえいえ、どういたしまして (Lần này tôi đã gây nhiều phiền toái cho cậu rồi – Không sao, không sao đâu, anh đừng bận tâm)
Vậy ngoài Douitashimashite thì còn có cách nói nào khác?
Sau đây mình xin giới thiệu 1 vài cách nói khác cũng có ý nghĩa tương tự thay cho Douitashimashite, dùng cho hội thoại hàng ngày mà cả trong môi trường công sở.
Các cách nói có thể sử dụng trong hội thoại hàng ngày:
– いえいえ
– いえいえこちらこそ
– とんでもないです
– とんでもありません
– 気にしないでください
Đối với những người thân quen, hoặc tùy tình huống mà cũng có thế nói trực tiếp là 大丈夫です・大丈夫ですよ nhé.
Cách nói bắt buộ phải sử dụng trong môi trường công sở:
– どうぞお気になさらないで下さい。
– こちらこそ、お役に立てたことを光栄に思います。
– どうぞご遠慮なさらず、いつでも何なりとお申し付け下さいませ。
– こちらこそ恐れ入ります。
Trong môi trường công sở, công việc thì mọi người nên sử dụng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ nhé. Thêm nữa, Douitashimashite là cách nói khiêm nhường (ngay bản thân từ Itasu cũng là khiêm nhường ngữ của từ Suru rồi mà) nên các bạn chú ý không sử dụng với cấp trên hay người lớn hơn mình nhé.