Categories
Bài tập JLPT Tiếng Nhật

Luyện tập kính ngữ tiếng Nhật (P2)

Trong kính ngữ gồm có tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ. Với mình thì cái nào cũng khó cả. Tiếp tục cùng mình luyện tập kính ngữ tiếng Nhật qua bài tập dưới đây nhé. Phần 1 của series bài tập thì các bạn tham khảo ở link sau nha.

Luyện tập kính ngữ tiếng Nhật (P1)

Bài tập luyện kính ngữ tiếng Nhật

問題1)正しい言い方を選んでください。


a)父は来週の月曜日に学校にいらっしゃると申していました。
b)父は来週の月曜日に学校にうかがうと申していました。


a)お客様に「どうぞごゆっくりご覧ください」と言った方がいいです。
b)お客様に「どうぞごゆっくり拝見してください」と言った方がいいです。


a)上司に「今度、私の家にいらっしゃってください」と誘いました。
b)上司に「今度、私の家にいらっしゃってください」とお誘いになりました。


a)来週上田先生も学園祭にご参加するそうだよ。
b)来週上田先生も学園祭にご参加になるそうだよ。


a) 店長がお話になったことを覚えていますか。
b)店長がお話になられたことを覚えていますか。


a)先輩が「お大事なことだから覚えておきなさい」とおっしゃられる。
b)先輩が「お大事なことだから覚えておきなさい」と言われる。

問題2)謙譲語、尊敬語の言い方に変えてください。

①私はお客さまに説明する。
②店長から面白い本をもらいました。
③先輩にチョコレートをあげる。
④退社した時に上司に感謝の言葉を言いました。
⑤消しゴムを忘れましたので、先生から借りました。
⑥自分で荷物を届けましたので、とても疲れました。
⑦お客様からお菓子をくれました。
⑧来週一人で沖縄県に行く。
⑨面接の日にローソンの店長に会いました。
⑩どうぞご遠慮なく食べてください。

Review Phở Thìn Tokyo

Đáp án bài tập kính ngữ tiếng Nhật

Bài 1. Chọn cách diễn đạt đúng.

① Đáp án b
b)父は来週の月曜日に学校にうかがうと申していました。Bố tôi nói là thứ 2 tuần sau sẽ đến trường.
Ở đây phải dùng khiêm nhường ngữ, bởi đang nói đến hành động của bản thân/người có quan hệ với bản thân (người trong gia đình)
Tôn kính ngữ của 行く:行かれる、いらっしゃる、おいでになる
Khiêm nhường ngữ của 行く:うかがう、参る

② Đáp án a
a)お客様に「どうぞごゆっくりご覧ください」と言った方がいいです。Nên nói với khách hàng là “xin mời quý khách xem hàng thong thả ạ” (câu này mình dịch nghe “củ chuối” quá 😅)
Ở đây phải dùng tôn kính ngữ, bởi muốn bày tỏ thành ý tôn trọng đối phương và vì đây là khách hàng nên cần dùng cách nói trang trọng.
Tôn kính ngữ của 見る:ご覧になる
Khiêm nhường ngữ của 見る:拝啓する

③ Đáp án a
a)上司に「今度、私の家にいらっしゃってください」と誘いました。Tôi đã mời cấp trên đến nhà mình chơi.
Ở đây phải dùng khiêm nhường ngữ, vì đang nói đến hành động của bản thân mình.

④ Đáp án b
b)来週上田先生も学園祭にご参加になるそうだよ。Nghe nói tuần tới Ueda sensei cũng tham gia lễ hội của trường đấy.
Ở đây phải dùng tôn kính ngữ, vì đang nói đến hành động của đối phương, là bề trên, là giáo viên nên dùng cách diễn đạt trang trọng.

⑤ Đáp án a
a) 店長がお話になったことを覚えていますか。Bạn có nhớ mấy việc tencho đã nói không?
Cách chia động từ thành thể bị động cũng là 1 cách biến đổi thành tôn kính ngữ, tuy nhiên, cách nói lặp kính ngữ お〜〜になる rồi lại thêm られる thì lại không chính xác nữa, trong tiếng Nhật gọi là 二重敬語. Chỉ dùng 1 cách chia kính ngữ trong 1 câu.

⑥ Đáp án b
b)先輩が「お大事なことだから覚えておきなさい」と言われる。Anh sempai nói là “vì đây là việc quan trọng nên phải ghi nhớ”
Ở đây phải dùng tôn kính ngữ, để chỉ hành động của cấp trên. Câu a) sai vì lỗi lặp kính ngữ.

Bài 2. Chuyển sang cách nói dùng tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ.

Bài tập này chỉ cần xác định chính xác chủ thể của hành động là có thể dễ dàng phân biệt đâu là tôn kính ngữ, đâu là khiêm nhường ngữ.

①私はお客さまに説明する。Tôi giải thích cho khách hàng.
Ở đây phải dùng khiêm nhường ngữ để diễn đạt hành động của bản thân mình. 説明する→ご説明する

②店長から面白い本をもらいました。Tôi đã nhận 1 cuốn sách hay ho từ cửa hàng trưởng.
Ở đây phải dùng khiêm nhường ngữ để diễn đạt hành động của bản thân mình. もらいました→いただきました

③先輩にチョコレートをあげる。Tôi tặng sô cô la cho tiền bối.
Hành động “tặng” là của bản thân nên phải dùng khiêm nhường ngữ. あげる→差し上げる

④退社した時に上司に感謝の言葉を言いました。Lúc nghỉ việc, tôi đã nói lời cảm ơn tới cấp trên của mình.
言いました→申しました・申し上げました

⑤消しゴムを忘れましたので、先生から借りました。Vì quên không mang theo cục tẩy nên tôi đã mượn giáo viên. 借りました→お借りしました

⑥自分で荷物を届けましたので、とても疲れました。Tôi đã tự chuyển đồ tới nên thực sự rất mệt. 届けました→お届けました

⑦お客様はお菓子をくれました。Khách đã cho tôi cái kẹo.
くれました→くださいました。
Khiêm nhường ngữ của くれる là くださる thì khi chia đúng sẽ phải làくださりました, tuy nhiên, hiện tại từ này thường được đọc thành くださいました và được dùng nhiều hơn.

⑧来週一人で沖縄県に行く。Tuần tới tôi sẽ đến Okinawa 1 mình. 行く→うかがう

⑨面接の日にローソンの店長にも会いました。Hôm phỏng vấn, tôi đã gặp cả cửa hàng trưởng. 会いました→お目にかかりました

⑩どうぞご遠慮なく食べてください。Đừng ngại, cứ ăn tự nhiên nhé. 食べてください→召し上がってください

Tổng kết

Không biết 2 bài tập trên đây có bạn nào làm đúng hết không? Nếu có thắc mắc gì thì comment cho mình biết với nha. Kính ngữ thực sự rất khó, ngay cả với người Nhật kính ngữ cũng là cả 1 vấn đề nên nếu thực sự tự tin, dùng trôi chảy thì mình nghĩ hãy dùng còn nếu không thì cứ dùng 丁寧語 – thể lịch sự cũng không sao nha (tùy hoàn cảnh nhé). Chúc các bạn học vui nha.

One reply on “Luyện tập kính ngữ tiếng Nhật (P2)”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *