Tin tức ベトナム人一時利用制限 岩瀬スポーツ公園、ごみ大量放置で được đăng trên headlines.yahoo.co.jp mấy ngày nay đang làm xôn xao cộng đồng cư dân mạng Việt Nam!.
Cụ thể, vào mùa hè năm nay, tại công viên thể thao Mori no Iwase thuộc thành phố Toyama, đã xảy ra vụ việc không mấy hay ho là 1 nhóm người Việt Nam, sau khi sử dụng xong sân bóng công viên, đã để lại 1 số lượng lớn rác thải, mà không dọn đi dẫn đến việc ban quản lý đã ra quyết định tạm thời hạn chế tiếp nhận đăng kí sử dụng sân bóng trong 3 tháng đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định này cũng vấp phải khá nhiều chỉ trích, chẳng hạn “hạn chế sử dụng theo quốc tịch, có đang やり過ぎ-làm quá lên không?”. Chính quyền tỉnh, nơi sở hữu công viên cũng đang suy nghĩ đến 1 giải pháp tích cực hơn. 「 多くの人に気持ちよく使ってもらえるよう適切な対応を考えたい」
Công viên sport Iwase là công viên thể thao (nơi tổ chức các sự kiện thể thao) của tỉnh đang được chịu trách nhiệm kinh doanh bởi 1 doanh nghiệp trung gian. Không có chỗ để rác cố định được trang bị tại đây và công viên kêu gọi mọi người tự ý thức mang rác về, tự dọn rác.
Theo ban quản lý công viên và tỉnh Toyama, vào giữa tháng 8 năm nay, 1 nhóm khoảng 300 người Việt Nam đã tổ chức giải bóng đá tại subground, sau khi giải đấu kết thúc, họ đã để nguyên chai lọ, rác thải, thức ăn thừa tại chỗ để rác của khu phố quanh đó và tại góc subground. Sau khi tiếp nhận phản ảnh của người dân khu vực 「臭いがひどい」「虫がわいている」 (mùi hôi kinh khủng, côn trùng xuất hiện nhiều) thì nhân viên công viên đã đến thu gom rác. Số lượng rác chất lên gần được 2 xe tải!!!
Vào mùa hè năm ngoái cũng đã xảy ra việc tương tự và ban quản lý công viên đã phải dán giấy chú ý bằng tiếng Việt từ mùa xuân năm nay rồi. Thế nhưng sau đó không thấy có chút cải thiện nào cộng thêm sự vụ vào tháng 8 năm nay, ban quản lý đã phải ra quyết định hạn chế sử dụng đối với người Việt Nam! Cho đến giữa tháng 11 vừa qua, số lượng mail liên hệ đặt trước sân khá nhiều nhưng ban quản lý đã từ chối toàn bộ. Sở trưởng công viên nói rằng 「気軽に利用してほしいが、放置が後を絶たず仕方なかった」 – tôi rất muốn mọi người sử dụng nhưng dùng xong mà cứ bỏ mặc (ý ở đây là không coi sóc, không dọn dẹp, để kệ) thì chúng tôi không còn làm khác được.
Tuy nhiên, 1 nam luật sư thuộc văn phòng luật của thành phố Toyama cũng đưa ra ý kiến rằng “nếu mà lấy lý do quốc tịch rồi không cho sử dụng thì sẽ phát sinh vấn đề” (và thật sự là đang trở thành vấn đề hot trong mấy ngày nay trên mang Việt Nam). Mặt khác, ban quản lý cũng đang thể hiện sự nắm bắt mong muốn, yêu cầu của dân cư qua việc thông báo “sẽ cho sử dụng có điều kiện – nếu không xử lý rác bằng tiền túi của mình thì sẽ không cho sử dụng công viên nữa”
Một người đàn ông khoảng 80 tuổi sống cạnh khu tập kết rác nói trong lo lắng rằng “tôi nghĩ có lẽ họ không biết đến quy định vứt rác.. Mà chỗ để rác lại dọc theo con đường như này thì tôi lo là sau này sẽ càng có nhiều người tiện tay vứt ra đây hơn” ….
Mấy ngày nay mình đọc kha khá bài về việc này nhưng…..nội dung của tất cả các bài đều giống nhau. Mình cảm thấy nó hơi mang khuynh hướng “không rõ ràng, minh bạch, dễ gây hiểu lầm đối với người Việt chúng ta”. Mong rằng qua bài dịch này của mình mọi người sẽ có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn, ngay từ việc phân biệt rõ chữ CẤM và chữ HẠN CHẾ!