Categories
Tiếng Nhật Từ vựng hay ho

Có nên đi bơi trong kỳ kinh nguyệt?

Có nên đi bơi trong kỳ kinh nguyệt? 生理中に泳いでも大丈夫❓

Có nên đi bơi trong kỳ kinh nguyệt? Vấn đề này được rất nhiều chị em quan tâm trong ngày hè, bởi hè là phải đi biển mà đi biển thì phải bơi, tắm biển đúng không?

Tuần tới, mình có chuyến summer vacation vào Đà Nẵng. Lịch trình 4n3d mà ngày nào cũng thích ra biển chơi, nghịch sóng. Ngặt nỗi là theo dự báo trên app Flo (app tính lịch trình kinh nguyệt và mang thai khá nổi tiếng) thì khả năng cao ngày đi chơi cũng là ngày “rớt dâu” 🙁

Thế nên, mình lang thang trên mạng tìm hiểu xem 生理中に泳いでも大丈夫?nghĩa là “có nên đi bơi trong kỳ kinh nguyệt?” thì….

生理中に泳いでも大丈夫?

「はい。大丈夫です。」- đó là câu trả lời cho 7749 bài viết mình đã đọc. Vậy nên các bạn cứ yên tâm nhé. Đi bơi vào ngày rụng dâu hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Và lý do thì mình sẽ đưa ra ngay sau đây.

① Vận động giúp làm giảm các cơn đau do kinh nguyệt

Lý do đầu tiên đó là: 運動が生理痛を軽減させる – Vận động giúp làm giảm các cơn đau do kinh nguyệt. (生理痛 ở đây chỉ chung các kiểu đau do tới ngày kinh như đau bụng, tức ngực, đau lưng…)

Mọi người thường nhầm tưởng là “ôi, mình đau quá, mình không thể cựa người ấy chứ đừng nói là vận động”. Thế nhưng ngược lại, bạn càng nằm im 1 chỗ thì lại càng đau đó.

Đó là bởi, nếu không vận động, máu phần thân dưới không được lưu thông khiến cho tử cung phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu kinh nguyệt ra, khiến cho cơn đau kỳ kinh càng thêm dữ dội.

Các hoạt động thích hợp trong kỳ kinh sẽ không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cải thiện tâm trạng do PMS gây ra. PMS là một nhóm các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần xảy ra khoảng 1 đến 2 tuần trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Chính vì thế, trong kỳ dâu rụng, hãy cố gắng vận động trong khả năng có thể nhé. Chẳng hạn như tập các bài tập stretch (kéo dãn cơ) nhẹ nhàng sau khi tắm cũng được đó.

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản thì việc vận động, đặc biệt là bơi lội còn giúp giảm các cơn đau khi mang thai (đau đầu, chứng phù nề…). Vậy nên nếu sức khỏe bạn không có vấn đề gì thì cứ đến bể bơi 2 3 vòng nhé. Và có đi biển thì cứ tự tin ra nghịch sóng nha.

Sản phẩm cho vùng nhạy cảm ở Nhật

② “Dâu” ngày kinh khó bị đẩy ra trong nước

Bởi vì 経血 – máu kinh nguyệt là thứ rất khó kiểm soát thời điểm mà nó “trào ra” nên là không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà đặc biệt khi phải làm gì đó, chúng mình cũng cứ “nơm nớp” lo sợ bị “r-a q-u-ầ-n” phải không 😀 Nhất là lúc mà đột nhiên hoạt động mạnh ấy, hoặc chỉ cần đang ngồi xong đứng dậy đột ngột 1 phát 😀

Thêm nữa, chắc mọi người cũng sợ nhỡ đang bơi mà ngoái lại, lại thấy có 1 dòng “lụa đỏ” đằng sau thì めっちゃ恥ずかしいいいい~

Tuy nhiên, mọi người đừng lo nhé!!!

Bởi vì thật ra, khi chúng mình bơi, do áp lực nước nên 経血 sẽ khó thoát ra lắm. Chính vì thế, hãy bỏ qua việc lo ngại “ôi, rớt ra ngoài rồi, người bơi sau nhìn thấy mất rồiiiii” nhé.

Tuy nhiên thì sau khi bơi xong, ngoi lên bờ 1 cái là máu kinh nguyệt sẽ trào tuôn. Vì thế các bạn nên nhanh chóng đi gặp anh Cường để tắm rửa, thay đồ sạch sẽ nha.

Hoặc nếu đi tắm biển mà anh Cường lại ở xa thì trước đó, mọi người nên dùng tampon nhé. Chứ dùng ナプキン rồi lúc lên bờ là sẽ thấy hơi nặng phía bên dưới đó nha. (Kinh nghiệm xương máu năm ngoái của mình đấy 🙁 )

Các loại sữa tắm của Nhật

③ Nguy cơ lây nhiễm hầu như không có

Một trong những câu hỏi liên quan đến việc bơi lội khi đang trong kỳ kinh nguyệt đó là: Có khả năng nào bị lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do máu kinh nguyệt của người khác lẫn trong nước không?

Đúng là, các bệnh trên lây nhiễm qua máu hay dịch cơ thể nhưng ở các hồ bơi, đều có quản lý chất lượng nước bằng Clo nên “hầu như không có khả năng lây nhiễm do đi bơi trong kỳ kinh”.

Một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm đã nói như sau. Trung bình có 0,14 gram phân ở xung quanh hậu môn của con người. Nghĩa là, nếu có 100 người trong bể, ~14 gram phân sẽ tan vào bể. Tiêu chuẩn vệ sinh cho bể bơi đã được thiết lập dựa trên tiền đề giữ nồng độ clo từ 0,4 đến 1,00 ppm. Ở nồng độ này, một số virus mất nhiều thời gian hơn để chết. Nhưng so với phân, có thể nói là một khối vi khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng do vài cc máu kinh nguyệt không phải là vấn đề lớn.

Vậy là, tóm lại là, dù là trong kỳ kinh nhưng mình vẫn đi bơi bình thường nhé. Khỏi phải nói, sau khi đọc rất nhiều bài viết rồi rút ra kết luận chắc nịch này, mình thấy tự tin lên lắm lắm. Thế là tuần sau cứ tự tin “ôm phản lao ra biển” thôi 😀

Da Nang – I’m coming to you!!!

Bài viết có sử dụng tư liệu được tham khảo từ trang web Integro.jp và wikihow.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *