Khi học lên đến N3 là chúng mình bắt đầu gặp phải những cấu trúc trông thì giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau. Bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ cách phân biệt うちに và 間に nhé. So sánh điểm giống và khác nhau của uchini và aidani. Gét gô!!
Phân biệt うちに và 間に điểm giống nhau
Trước hết, chúng mình cùng ôn lại 2 mẫu câu này nhé.
Với うちに
Cấu trúc: Nの/Vる/Vている/Vない/Aい/な +うちに…
Thường được dịch là: trong khi, trong lúc, lúc mà đang….
Với 間に
Cấu trúc: Nの/Vる/Vている/Vない + 間/間に…
Thường được dịch là: trong suốt, trong lúc….
Điểm giống nhau của 2 cấu trúc này đó là đều dùng để diễn tả ý nghĩa “trong 1 khoảng thời gian…nào đó”. Tuy nhiên, về ý nghĩa (ý muốn nói) thì sẽ có sự khác nhau.
・学生のうちにたくさん勉強しなければなりません。(1)
・学生の間にたくさん勉強しなければなりません。(2)
Với câu (1) thì người nói đang muốn nhấn mạnh cái ý thức về thời gian. Phải học thật nhiều khi còn là học sinh. Bởi sau này lớn lên, ra trường, nỗi lo cơm áo gạo tiền…sẽ khiến mình không học được nữa chẳng hạn.
Với câu (2) thì người nói chỉ đơn thuần nói đến “khoảng thời gian là học sinh” thôi.
・仕事をしているうちに雪が溶けました。(1)
・仕事をしている間に雪が溶けました。(2)
Với câu (1) thì uchini mang nghĩa “1 lúc nào đó mình không hề biết/để ý” trong cái khoảng thời gian mình đang làm việc thì tuyết đã tan hết.
Với câu (2) thì aidani mang nghĩa “thời điểm mà tuyết tan thì cũng là trong lúc mà đang làm việc”.
App chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 của Nhật Bản – 新型コロワクチン接種証明書アプリ
Sử dụng uchini khi nào?
Khi không thể biết rõ về thời gian
Ví dụ:
・明るいうちに帰ります!
Không thể biết trước được trời sẽ sáng đến khi nào nên “nhân lúc còn đang sáng sủa thì về nhà”.
・スープが温かいうちに飲んでください。
Không thể biết được bát súp này sẽ còn nóng đến khi nào nên “hãy uống khi nó còn đang nóng”.
Khi muốn thể hiện ý chí, tâm trạng 1 cách mạnh mẽ
Vế sau của câu sẽ là các câu thể hiện ý chí như thể Vたい, Vましょう hay Vよう. Ví dụ:
・日本にいるうちにいろんな場所に行きたい。
Trong lúc còn đang ở Nhật thì tôi muốn đi thật nhiều nơi.
・雨が降らないうちに洗濯物を取り込みましょう。
Phải cất quần áo nhân lúc trời chưa mưa thôi!
・忘れないうちにメモを取ろう!
Nhân lúc vẫn còn nhớ thì phải memo ngay lại mới được.
Khi muốn thể hiện có 1 sự việc, trạng thái thay đổi
Vế sau của câu thể hiện một trạng thái thay đổi, không mang ý chí của người nói.Ví dụ:
・音楽を聴いているうちに寝てしまいました。
Tôi lỡ ngủ quên lúc đang nghe nhạc.
・勉強に集中し過ぎて気づかないうちにもう11時になりました。
Quá tập trung học, đến lúc nhận ra thì đã 11h rồi.
Cách hẹn giao lại đồ bưu điện ở Nhật
Sử dụng aidani khi nào?
Khi biết rõ thời gian bắt đầu và kết thúc
Ví dụ:
・2022年第一回日本語能力試験に受験したい場合は、3月26日から4月15日の間に申し込みをしてくだい。
Nếu muốn thì JLPT đợt tháng 7/2022 thì hãy đăng ký dự thi trong khoảng từ 26/3 đến 15/4.
・最初は好きじゃなかったけど、付き合っている間に好きになりました。
Mới đầu thì không thích lắm nhưng đã yêu lúc còn đang hẹn hò.
・旅行の間に泥棒に入られた。
Bị trộm vào nhà trong lúc đang đi du lịch.
Các trạng từ có đuôi と (Phần 1)
Lưu ý 間に và 間 có sự khác nhau
Có に hay không có là nghĩa câu sẽ thay đổi nên cần chú ý.
・A間B: trong suốt khoảng thời gian diễn ra A thì B cũng diễn ra, B là 1 hành động mang tính liên tục.
・A間にB: trong giới hạn một khoảng thời gian A (khi A chưa kết thúc) thì B xảy ra, B không phải là hành động, sự việc mang tính liên tục. Ví dụ:
・独身の間、ずっと一人暮らしていました。
Tôi sống 1 mình suốt thời gian còn độc thân.
・お正月の間、毎日母に栗きんとんを食べされました。
Tôi bị mẹ bắt ăn món Kurikinton suốt mấy ngày tết.
・夫が仕事をしている間、料理を作っていました。
Lúc chồng đang làm việc thì tôi nấu ăn.